Hoàng Hằng

Blog cá nhân chia sẻ mọi điều về công việc, cuộc sống và nhật ký của tôi.

Trầm cảm sau sinh: dấu hiệu, nguyên nhân và hậu quả

Trầm cảm sau sinh đang là vấn đề đáng lo ngại của nhiều chị em phụ nữ. Vậy làm thế nào để sớm nhận biết và ngăn ngừa sớm nhất?

Những câu chuyện đau lòng về trầm cảm sau sinh đang dấy lên một hồi chuông báo động với nhiều gia đình. Cùng với những thay đổi nội tiết tố, tâm sinh lý do thai kỳ và những cơn đau trong quá trình sinh đẻ, những áp lực sau sinh đang đè nặng lên tâm lý của sản phụ.

Theo một nghiên cứu nhỏ tại Bệnh viện Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh tỉ lệ bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm sau sinh là 41%, còn theo báo cáo mới hơn tại Bệnh viện Từ Dũ con số này chỉ là 12,5% trong đó 5,3% trầm cảm thực sự.

Trầm cảm sau sinh - 1

Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là tình trạng lo lắng, mệt mỏi, buồn chán và tuyệt vọng về cuộc sống của phụ nữ sau sinh. Hầu hết phụ nữ sau sinh đều lâm vào trạng thái lo sợ con mình bị hại, bản thân là người mẹ xấu xí hoặc sẽ bị chồng ruồng bỏ,...

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ, cảm xúc và thể chất của đứa trẻ, tuy vậy đáng mừng là bệnh này đáp ứng tốt với điều trị.

Bệnh trầm cảm sau sinh còn có tên gọi là trầm cảm hậu sản.

Trầm cảm sau sinh - 2

Những nguyên nhân cơ bản gây nên trầm cảm sau sinh

Hàng loạt vấn đề tiêu cực dù nhỏ hay lớn đều có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý của phụ nữ sau sinh. Trong thời kỳ này, phụ nữ sẽ cực kỳ nhạy cảm và dễ phản ứng thái quá với tất cả các vấn đề. Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ sau sinh cao hơn gấp 2 - 4 lần so với người bình thường.

Phần lớn nguyên nhân gây bệnh trầm cảm do:

  • Trầm cảm trong giai đoạn mang thai tiếp tục kéo dài
  • Sinh con đầu lòng và quá lo lắng về cách chăm sóc con
  • Áp lực do những dấu hiệu tiêu cực từ sức khỏe của con cái
  • Sinh con trong tình trạng ly dị hoặc ly thân
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau khi sinh hoặc dư chấn của cơn đau do đẻ khó, đẻ mổ
  • Sinh con ở độ tuổi quá trẻ
  • Sinh con khi chưa lập gia đình, con không có bố chính thức, khiến phụ nữ rất dễ tủi thân, buồn chán
  • Áp lực từ gia đình chồng về giới tính con cái hoặc các vấn đề đối lập về cách nuôi con
  • Khó khăn về kinh tế
  • Mâu thuẫn với chồng
  • Không có người hỗ trợ, chăm sóc sau sinh
  • ...

Trầm cảm sau sinh - 3

Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh

Ngoài các dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm cơ bản, người mắc bệnh trầm cảm sau sinh sẽ có thêm nhiều dấu hiệu đặc trưng. Người nhà nên để ý kỹ đến hành vi, thái độ và lời nói của các sản phụ để sớm nhận biết bệnh.

  • Luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi
  • Buồn phiền, cáu kỉnh, bồn chồn
  • Rơi vào trạng thái mất ngủ triền miên, không thể yên tâm ngủ say, hoặc ngủ quá nhiều
  • Liên tục gặp ác mộng về điềm xấu, bị ám ảnh bởi những điều không tốt trong giấc mơ
  • Khó khăn khi tập trung, mất tập trung, khó đưa ra các quyết định
  • Giận dữ, mất kiểm soát
  • Khóc thường xuyên, đụng bất kỳ chuyện gì cũng khóc và không thể kiểm soát được nước mắt
  • Ngại tiếp xúc với người khác, xa lánh người thân, bạn bè, thậm chí không muốn gần gũi với con
  • Không muốn bất kỳ ai đụng đến con, dù là người trong nhà
  • Xấu nhất có thể xuất hiện các ý nghĩ làm hại bản thân và con
  • ...

Hậu quả của trầm cảm sau sinh

Bệnh trầm cảm sau sinh để càng lâu càng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị trầm cảm kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như:

  • Rối loạn tâm thần: tỷ lệ này sẽ rơi vào khoảng 1/500 phụ nữ sau sau. Thời điểm khởi phát sẽ vào khoảng tuần 2 - 4 sau sinh. Các vấn đề của rối loạn tâm thần sẽ là: suy nghĩ lẫn lộn, cảm xúc dao động thất thường, ảo giác, hoang tưởng... Giai đoạn này vẫn có thể can thiệp, tỷ lệ phục hồi trên 45%.
  • Tự tử: những trường hợp trầm cảm sau sinh kéo dài quá lâm và những tác động từ bên ngoài quá lớn sẽ dẫn đến hành vi tự tử. Tại nhiều quốc gia, hiện tượng phụ nữ sau sinh tự tử còn có nguyên nhân từ việc: tiền sử sử dụng chất gây nghiện, từng tự tử, dấu hiệu bạo lực gia đình.
  • Sát hại con mình: đây là mối đe dọa lớn nhất của bệnh trầm cảm sau sinh. Ảo giác, hoang tưởng, tuyệt vọng là những yếu tố trực tiếp dẫn đến hành vi sát hại con mình. Tỷ lệ này cao hơn ở các bà mẹ sinh con ngoài ý muốn, sử dụng chất gây nghiện hoặc có thù hận với bố đứa trẻ, gia đình chồng,...

Từ những vấn đề vừa được nêu trên có thể thấy, trầm cảm sau sinh là căn bệnh hết sức nguy hiểm. Ngay trong giai đoạn trước và trong khi mang thai, cần chăm sóc sức khỏe tốt cho các bà mẹ. Đặc biệt, nên tham gia các lớp về kiến thức, tư vấn, giải thích cho bà mẹ mang thai và sau sinh những vấn đề cơ bản về trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ là bước dự phòng hiệu quả.

Trầm cảm sau sinh - 4

Ngay khi phát hiện vợ, con, chị em của mình có dấu hiệu trầm cảm, nên sớm nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ tâm lý và điều chỉnh chế độ sinh hoạt, môi trường sống hợp lý và khoa học nhất.

>>>> Xem thêm: