Hoàng Hằng

Blog cá nhân chia sẻ mọi điều về công việc, cuộc sống và nhật ký của tôi.

Trầm cảm phụ nữ mang thai: tất tần tật những điều phải biết

Trầm cảm khi mang thai là thời điểm cực kỳ nhạy cảm, lúc này tác động của các biểu hiện về tâm lý không chỉ nguy hiểm cho 1 người mà là 2, thậm chí tiến triển bệnh sẽ diễn ra nhanh và khó điều trị hơn.

Bệnh trầm cảm vốn là bệnh lý liên quan đến tâm trí và cơ thể. Người gặp phải những áp lực về tinh tế và cơ thể ở cường độ cao và thời gian dài rất dễ bị trầm cảm.

Theo thống kê, có ít nhất 10 - 15% phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai. Trong đó, có đến hơn 60% mang theo các biểu hiện chưa được điều trị triệt để sẽ làm tăng nguy cơ bị trầm cảm sau sinh ở mức độ nặng. Nguy hiểm hơn là các tác động tiêu cực đến thai nhi.

Trước và trong thai độ tuổi mang thai, chị em phụ nữ nên trang bị cho mình các kiến thức liên quan đến "trầm cảm khi mang thai" nhằm hạn chế tối đa nguy cơ và chủ động "đối phó" nếu không may bị trầm cảm.

Trầm cảm khi mang thai - 1

Trầm cảm phụ nữ mang thai là gì?

Trầm cảm phụ nữ mang thai là sự xuất hiện của một loạt các vấn đề về tình cảm và thể chất theo hướng tiêu cực trong quãng thời gian thai kỳ. Bà bầu sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi thực hiện các hoạt động thường ngày và rất dễ bị tổn thương tâm lý bởi bất kỳ tác động tiêu cực nào từ bên ngoài.

Một nghiên cứu của Đại Học Bristol cho thấy, khả năng bị trầm cảm khi mang thai ở phụ nữ trẻ ngày càng cao so với thế hệ trước, tỷ lệ lên đến 25%, trong khi các bà mẹ sinh con trước năm 1990 chỉ có tỷ lệ khoang 17%.

Trầm cảm khi mang thai - 2

Các nguyên nhân cơ bản của trầm cảm thai kỳ

Phần lớn nguyên nhân gây bệnh trầm cảm có sự tương đồng lên đến hơn 50% giữa các bệnh nhân. Tùy thuộc vào hoàn cảm riêng của từng người mà những tác động này sẽ ở mức độ khác nhau.

Riêng trầm cảm phụ nữ mang thai, nguyên nhân cơ bản sẽ có:

  • Sự thay đổi lớn về hormone, rối loạn tuyến giáp: Hormone ảnh hưởng trực tiếp đến các chất hóa học kiểm soát cảm xúc và tâm trạng
  • Trầm cảm do di truyền: với những mẹ bầu có người thân từng bị trầm cảm sẽ có nguy cơ mắc bệnh khá cao
  • Mang thai khi tuổi đời còn quá trẻ: tỷ lệ phụ nữ trẻ mang thai trước 25 tuổi sẽ có nguy cơ cao hơn, phần lớn do chưa có kinh nghiệm và vốn sống ít.
  • Phụ nữ bị lạm dụng: việc bị lạm dụng sức lao động, tình dục, bị đối xử thiếu tôn trọng sẽ là nguyên nhân trực tiếp khiến họ gặp trầm cảm
  • Áp lực về kinh tế: suy nghĩ quá nhiều về kinh tế hoặc phải làm việc quá sức để đảm bảo kinh tế khiến phụ nữ mang thai dễ bị trầm cảm và nhiều vấn đề nguy hiểm khác
  • ....

Trầm cảm khi mang thai - 3

Những dấu hiệu nhận biết trầm cảm khi mang thai

Biểu hiện của trầm cảm không dễ phát hiện, đặc biệt là trầm cảm phụ nữ mang thai còn khó nhận biết hơn. Từ những tháng đầu của thai kỳ, cần phải để ý kỹ các vấn đề liên quan đến thể chất, tinh thần, thái độ của mẹ bầu để có thể phát hiện sớm nhất. Dưới đây là một số biểu hiện trầm cảm khi mang thai:

  • Cơ thể mệt mỏi, không có sức sống, năng lượng cạn kiệt
  • Không thể tập trung, khả năng tập trung kém, tâm trạng thay đổi đột ngột, luôn lo lắng về sức khỏe và sự an nguy của con, hay hoang mang, cáu kỉnh không rõ nguyên do…
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ lâu ngày
  • Thèm ăn mất kiểm soát nhưng đột nhiên chán ăn hoặc ngược lại
  • Không muốn gần gũi của chồng, mất hứng thú với chuyện tình dục.
  • Mất các sở thích trước đó, không có bất kỳ hứng thú với điều gì
  • Suy nghĩ tiêu cực, áp lực khi mang thang, tự khóc khi không rõ nguyên do, thậm chí có ý định phá bỏ
  • Có xu hướng tự cô lập bản thân với mọi người, thu mình không muốn tiếp xúc với người thân, bạn bè
  • Ảnh hưởng của trầm cảm đối với phụ nữ mang thai
  • Tác động xấu đến thai nhi
  • Khả năng sảy thai cao
  • Nguy cơ sinh non
  • Thai nhi phát triển không tốt
  • Sau khi sinh có thể thai nhi gặp phải một số chứng bệnh như tự kỷ, chậm phát triển
  • ...

Trầm cảm khi mang thai - 4

Tác động của trầm cảm đối với sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu

  • Thai phụ mang bệnh lý trầm cảm dễ gây ra những rủi ro như tự tử, từ bỏ thai nhi
  • Gia tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh
  • Gây ra nhiều bệnh lý khác, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, mà nặng nề nhất là ly hôn
  • Ảnh hưởng hoặc mất khả năng chăm sóc con, không muốn gần gũi con
  • ...

Điều trị trầm cảm khi mang thai

Do tính chất đặc biệt của thời điểm mắc trầm cảm, việc điều trị trầm cảm đối với phụ nữ mang thai thường khó, phức tạp và đòi hỏi sự kiên trì của chính thai phụ và người thân.

Về cơ bản, điều trị trầm cảm khi mang thai có 02 phương pháp như sau:

Sử dụng thuốc điều trị

Việc sử dụng thuốc với thai phụ phải cực kỳ thận trọng. Tuyệt đối không dùng thuốc nếu chưa có sự tư vấn, đồng ý của các sĩ. Ngoài ra, khi điều trị trầm cảm bằng thuốc, phải theo dõi kỹ. Nếu có bất kỳ phản ứng phụ nào phải ngưng thuốc ngay và đến các cơ sở uy tín để kiểm tra.

Điều trị trầm cảm khi mang thai bằng liệu pháp tâm lý

Thai phụ sẽ được gặp các chuyên gia tâm lý hoặc các bác sĩ chuyên khoa tâm lý học, nhằm tháo gỡ các vấn đề khó giải bày và chưa thể hình dung rõ rệt.

Phương pháp này sẽ tập trung vào:

  • Khơi gợi tâm sự, giải tỏa những suy nghĩ bên trong bằng lời nói
  • Loại bỏ các yếu tố nguy cơ và liệu pháp tâm lý, điều chỉnh hành vi, lối sống
  • Thiết lập thói quen sinh hoạt mới, lành mạnh và khoa học
  • Tạo dựng mối liên kết giữ thai phụ với người thân (nâng cao tình cảm gia đình)
  • ...

Trầm cảm khi mang thai - 5

Với những những thai phụ khi test trầm cảm ở mức độ trung bình và thấp, phương pháp điều trị ưu tiên vẫn là liệu pháp tâm lý. Riêng các trường hợp nặng sẽ có liệu trình điều trị khác, có thể dụng thuốc hoặc kết hợp.

Tuyệt đối không được chủ quan và xem thường trầm cảm ở phụ nữ mang thai. Hãy chuẩn bị tốt cho bản thân và gia đình những kiến thức ngăn ngừa trầm cảm trước và sau sinh.

>>>> Xem thêm: