Hoàng Hằng

Blog cá nhân chia sẻ mọi điều về công việc, cuộc sống và nhật ký của tôi.

Trầm cảm đáng sợ như thế nào? Các mức độ của trầm cảm

Trầm cảm là căn bệnh cực kỳ đáng sợ, khả năng tổn thương của nó có thể cao hơn các bệnh lý nguy hiểm khác. Hàng năm, trên thế giới có đến 36.000-40.000 người tự tử vì trầm cảm.

Những mức độ của bệnh trầm cảm

Dựa vào các biểu hiện của trầm cảm và thang điểm thông qua test trầm cảm. Bệnh trầm cảm được chia thành 04 mức độ cơ bản. Trong đó, trầm cảm nặng là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm người bệnh có thể nghĩ đến việc tự sát, làm hại bản thân hoặc làm hại người khác. Việc điều trị ở các giai đoạn sau cũng cần phải kiên trì hơn rất nhiều.

Trầm cảm nhẹ (cấp độ 1)

Ở giai đoạn này, nhiều người sẽ lầm tưởng trầm cảm với stress. Bởi phần lớn các lý do khá giống nhau.

  • Cảm giác khó chịu, dễ tức giận
  • Cảm thấy mình vô dụng, chán nản công việc và các sở thích
  • Mặc cảm, tự ti về bản thân (bất kỳ điểm nào trên cơ thể)
  • Khó tập trung
  • Chán ăn hoặc ăn nhiều bất thường
  • Thiếu động lực, muốn buông xuôi mọi thứ
  • Mất ngủ
  • Người mệt mỏi
  • ....

Thông thường nhiều người sẽ không thực sự nghĩ đến khả năng bị trầm cảm và mặc định những biểu hiện trên là stress. Tuy nhiên, nếu các hiện tượng này kéo dài từ 4 - 7 ngày thì phải xem xét kỹ. Ngoài ra có một số dấu hiệu như: đau nhức khắp cơ thể, đau khớp, hồi hộp, mệt tim, khó thở…

Trầm cảm nhẹ có thể không cần điều trị bằng thuốc hoặc bác sĩ tâm lý. Người bệnh có thể tự điều chỉnh cảm xúc, sức khỏe bằng một số thay đổi về suy nghĩ và thói quen sinh hoạt,...

Trầm cảm mức độ vừa (cấp độ 2)

Bên cạnh những dấu hiệu của trầm cảm nhẹ, người bị trầm cảm vừa sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng như:

  • Dễ bị tổn thương lòng tự trọng
  • Giảm khả năng làm việc
  • Cảm thấy bản thân vô giá trị
  • Nhạy cảm
  • Lo lắng thái quá

Ở giai đoạn này, điều trị trầm cảm phải cần đến các phương pháp như: liệu pháp tâm lý hoặc thuốc chống trầm cảm.

Trầm cảm mức độ nặng - không kèm theo loạn tinh thần (cấp độ 3)

Trầm cảm kéo dài, các tổn thương về tâm lý và sức khỏe trở nên trầm trọng hơn. Các dấu hiệu trầm cảm ngày một rõ rệt và xuất hiện thêm những biểu hiện nặng như:

  • Cảm thấy mình vô dụng hoặc thấy có tội lỗi
  • Tự làm tổn thương bản thân hoặc người xung quanh
  • Trầm trọng hơn, người bệnh có thể có suy nghĩ muốn tự tử hoặc hành vi tự tử

Bước vào giai đoạn này, bệnh trầm cảm sẽ khó chữa hơn và có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, sức khỏe, công việc. Người bệnh cần ý thức về việc điều trị và cần cả sự kiên trì của người thân.

Trầm cảm nặng kèm theo loạn tâm thần (cấp độ 4)

Lúc này, người bệnh bắt đầu xuất hiện thêm các triệu chứng: hoang tưởng, xuất hiện ảo giác chẳng hạn như nghe thấy tiếng nói, âm thanh lạ, tưởng tượng ra có tai họa sắp xảy ra,...

Nếu không được can thiệp kịp thời, rất có thể sẽ dẫn đến những hệ lụy cực kỳ nguy hiểm. Đáng lo ngại nhất là ý nghĩ tự sát hoặc làm hại người khác.

Ngoài 04 loại trầm cảm nêu trên (tương ứng với cấp độ), hiện còn một số dạng trầm cảm đặc biệt, không quá phổ biến.

Các mức độ của trầm cảm - 1

Hệ lụy của trầm cảm

Nhiều người bắt đầu đặt ra hàng loạt câu hỏi "hoang mang" về hậu quả do bệnh trầm cảm để lại. Đặc biệt, với những người đang ở ranh giới giữa stress và trầm cảm thường lo lắng rằng:

  • Trầm cảm dẫn đến mất trí nhớ
  • Trầm cảm dẫn đến dạng hoang tưởng, hoảng sợ
  • Trầm cảm dẫn đến tâm thần
  • Trầm cảm dẫn đến tự sát
  • ...

Tùy thuộc vào từng mức độ mà hệ lụy của trầm cảm để lại khác nhau. Những lo lắng ở trên chỉ thường gặp ở những bệnh nhân bị trầm cảm mức độ nặng hoặc không có bất kỳ động thái nào để khắc phục và điều trị trầm cảm.

Các mức độ của trầm cảm - 2

Về cơ bản, nếu đã điều trị trầm cảm và không để bệnh diễn biến phức tạp thì chỉ để lại một vài hệ lụy như sau:

  • Giảm sức mạnh hệ miễn dịch

Trầm cảm sẽ làm cho hệ thống miễn dịch suy yếu, do hormone gây stress được sản sinh và tồn tại lâu dài trong cơ thể.

  • Các bệnh về tim mạch

Với các trường hợp trầm cảm nặng, có thể gây ra hiện tượng thiếu oxy, lên cơn đau tim. Nếu không được xử lý sẽ dẫn đến tử vong hoặc nhồi máu cơ tim.

  • Sút cân trầm trọng, suy nhược cơ thể

Chán ăn dài ngày sẽ dẫn đến cơ thể thiếu hụt trầm trọng các chất dinh dưỡng cơ bản. Ngoài hiện tượng sút cân, người bệnh có thể gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch.

  • Biến động trong áp lực máu

Khi bị trầm cảm, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone stress như cortisol và epinephrine. Những hormone căng thẳng này có thể làm ảnh hưởng đến huyết áp, nhịp tim, làm cho động mạch của bạn bị yếu dần đi. Nếu kéo dài, sẽ xuất hiện những mảng bám trong động mạch, ngăn chặn lưu lượng máu, cuối cùng gây ra các cơn đau tim và đột quỵ.

  • Suy giảm ham muốn tình dục

Nam giới sẽ gặp phải những rắc rối như: xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,.. Với phụ nữ sẽ bị giảm hormone sinh dục, giảm ham muốn, chất dịch bôi trơn âm đạo không đủ,...

Các mức độ của trầm cảm - 3

>>>> Xem thêm: