Điều trị bệnh trầm cảm sẽ là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh và cả người thân trong gia đình. Đặc biệt, việc lựa chọn đúng phương pháp sẽ giúp rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả phục hồi.
Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh trầm cảm nhưng chưa xác định được phương pháp điều trị, anh/chị nên cố gắng thực hiện các chế độ sinh hoạt phù hợp để tránh bệnh tình trầm trọng hơn như sau:
- Tuyệt đối không được cô lập bản thân, hạn chế ở một mình. Hãy tìm cách nói chuyện, tâm sự với một người thực sự thân thiết hoặc bạn tin tưởng.
- Hạn chế những công việc đang gây ra áp lực, căng thẳng. Nếu không quá quan trọng, có thể cân nhắc tạm ngưng.
- Tăng cường vận động thể chất, tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời hoặc tập yoga,...
- Không được bỏ giữa, thiết lập chế độ ăn khoa học và đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể có đủ chất, không bị suy nhược, mệt mỏi
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử (di động, máy tính), rèn luyện giấc ngủ khoa học
Tuy nhiên, nên tìm đến bác sĩ tâm lý để khám và tư vấn điều trị ngay khi phát hiện, không được chủ quan, kéo dài thời gian ủ bệnh dẫn đến các tổn thương nặng đến hệ thần kinh, tâm sinh lý và cuộc sống.
Dưới đây là tổng hợp những phương pháp điều trị bệnh trầm cảm được sử dụng phổ biến và có hiệu quả tốt nhất hiện nay:
Điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu
Hơn 85% bệnh nhân bị trầm cảm đều nghĩ đến giải pháp tìm đến bác sĩ tâm lý. Thực tế, trị liệu tâm lý đang là phương pháp khá hiệu quả hiện nay.
Tâm lý trị liệu là các phương pháp, kỹ thuật mà nhà tâm lý trị liệu sử dụng thông qua cách thức giao tiếp nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe, tinh thần, tháo gỡ các vấn đề trong cảm xúc và hành vi của người bệnh. Nhà tư vấn tâm lý sẽ giúp người bệnh tháo gỡ những điều mà họ không thể nhận ra, xác định những tiêu cực đang xoay quanh người bệnh từ đó làm cho người bệnh hiểu nơi những cảm xúc đến từ đâu, và dạy cho họ làm thế nào để đối phó với những cảm xúc.
Tùy thuộc vào mức độ bị bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn ra phương pháp điều trị thích hợp nhất nhưng thông thường điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu luôn được sử dụng cùng với một trong số các phương pháp khác.
Các dạng tâm lý trị triệu cơ bản:
- Liệu pháp hành vi nhận thức
- Liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân
- Liệu pháp tâm động học
- Liệu pháp phân tâm học
- Liệu pháp giải quyết vấn đề
- Liệu pháp tập trung vào khách hàng
- Liệu pháp gia đình
Điều trị trầm cảm bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu thần kinh có thể giúp những người bị rối loạn thần kinh, trầm cảm và các bệnh như Alzheimer, chấn thương não, bại não, đa xơ cứng, bệnh Parkinson, chấn thương cột sống và đột quỵ. Điều trị có thể tăng phản xạ chân tay, điều trị tê liệt và tăng sức mạnh cơ bắp, giảm tình trạng teo cơ,...
Đối với bệnh trầm cảm, vật lý trị liệu sẽ giúp cơ thể tránh tình trạng mệt mỏi, khó chịu. Đồng thời tạo cảm giá thoải mái, thư giãn cho đầu óc.
Thông thường, phương pháp này sẽ được áp dụng cho bệnh nhân bị trầm cảm nhẹ. Có thể kết hợp vật lý trị liệu với một số loại thuốc phù hợp để cải thiện tốt hơn.
Điều trị trầm cảm bằng thuốc kết hợp tâm lý trị liệu
Một số loại thuốc sẽ giúp cải thiện đáng kể các dấu hiệu quả bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, đây không phải các để điều trị triệt để và có thể gây ra một vài rủi ro nếu ngưng dùng thuốc.
Hầu hết các đơn thuốc điều trị trầm cảm đều được kê và kết hợp với tâm lý trị liệu để phát huy hiệu quả tốt nhất. Ở thời gian đầu, thuốc sẽ có vai trò kiềm kế, kiểm soát đối với các trường hợp bị trầm cảm nặng. Sau đó, bác sĩ tâm lý sẽ từng bước thực hiện các liệu pháp tâm lý trị liệu để loại bỏ hiệu quả các suy nghĩ tiêu cực, đồng thời hướng người bệnh đến những điều tích cực nhất. Việc kết hợp này sẽ mang lại hiệu quả nhanh và khá tốt, hạn chế được rủi ro tái phát sau điều trị.
Anh/chị nên lựa chọn địa chỉ điều trị bệnh trầm cảm uy tín nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất có thể.
>>>> Xem thêm: