Hoàng Hằng

Blog cá nhân chia sẻ mọi điều về công việc, cuộc sống và nhật ký của tôi.

Phân biệt trầm cảm và stress, trầm cảm nhẹ có nên đến bác sĩ?

Ở giai đoạn đầu của bệnh trầm cảm, nhiều người vẫn thường nhầm tưởng là stress. Dù dấu hiệu khá giống nhau những vẫn có thể phân biệt.

Trong các nguyên nhân gây nên trầm cảm, stress chính là yếu tố phổ biến nhất. Tình trạng stress kéo dài sẽ dẫn đến trầm cảm. Tuy nhiên, nếu nhầm lẫn 2 vấn đề này là một thì rất nguy hiểm vì người bệnh sẽ chủ quan, không có hướng điều trị.

Phân biệt stress và trầm cảm - 4

Điểm giống giữa trầm cảm và stress

Phần lớn dấu hiệu của stress và dấu hiệu trầm cảm khá giống nhau. Hầu hết người gặp 2 vấn đề này đều có những biểu hiện như:

  • Thường xuyên mệt mỏi, u buồn
  • Cảm giác bị quá sức, bế tắc
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Luôn trong tình trạng hồi hộp, lo lắng
  • Sức khỏe xuống cấp trầm trọng
  • Dễ cáu gắt

Điểm khác biệt giữa trầm cảm và stress

Về cơ bản, stress chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và tự khỏi mà không cần điều trị. Riêng bệnh trầm cảm, tình trạng sẽ kéo dài và ngày càng tệ hơn. Nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Điểm khác nhau cơ bản để nhận biết như sau:

- Biểu hiện của Stress:

  • Chỉ bi quan đối với vấn đề dẫn đến stress
  • Có xu hướng lấy sở thích để khỏa lấp những dấu hiệu stress
  • Suy nghĩ đến hướng giải quyết tích cực hơn (nghỉ việc, nghỉ phép, đi chơi, đi mua sắm,...)
  • Người bị stress dễ lấy lại tinh thần sau khi vấn đề rắc rối được giải quyết

Phân biệt stress và trầm cảm - 1

- Biểu hiện của bệnh trầm cảm:

  • Tâm trạng càng ngày càng tệ
  • Bi quan trước mọi vấn đề
  • Có hiện tượng ám ảnh, ảo giác, không kiểm soát được hành vi
  • Suy nghĩ tiêu cực, có khuynh hướng tự tử
  • ...

Phân biệt stress và trầm cảm - 2

Trầm cảm nhẹ nên sớm nhờ đến can thiệp của bác sĩ

Sẽ thật may mắn nếu anh/chị sớm xác định được vấn đề mà mình đang gặp phải. Ở giai đoạn đầu của trầm cảm, thần kinh người bệnh chưa bị ảnh hưởng quá nhiều và dễ dàng hơn trong việc điều trị trầm cảm triệt để.

Tuyệt đối không vì chủ quan bệnh nhẹ mà nghĩ sẽ tự hết hoặc tự chữa trầm cảm tại nhà khi chưa có bất kỳ tư vấn nào của bác sĩ có chuyên môn. Điều này có thể dẫn đến những chuyển biến phức tạp hơn và khó có cơ hội lành hoàn toàn dù điều trị đúng phương pháp về sau.

Với trầm cảm nhẹ, có thể ưu tiên các phương pháp chữa trị trầm cảm như sau:

  • Phương pháp tâm lý trị liệu

Anh/chị có thể chỉ mất vài tuần hoặc 2 - 3 tháng để chữa trị trực tiếp với bác sĩ tâm lý. Sau đó thực hiện các chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc cũng như điều khiển tâm lý theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Phương pháp vật lý trị liệu

Sự thoải mái về thần kinh, sức khỏe tốt sẽ giúp anh chị vượt qua những ý nghĩ tiêu cực. Trong quá trình vật lý trị liệu, anh/chị sẽ cảm thấy yêu thân thể và cuộc sống của mình hơn nhờ sự kết hợp với tâm lý trị liệu hoặc một vài lớp học dành cho những người ở giai đoạn đầu của bệnh trầm cảm.

Phân biệt stress và trầm cảm - 3

>>>> Xem thêm: