Mới niềng răng nên làm gì? Bỏ túi ngay những lưu ý dưới đây để có hàm răng khỏe đẹp.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha trong thời gian dài, thông thường từ 18 – 24 tháng. Sau khi chỉnh nha cần có chế độ chăm sóc răng miệng đặc biệt và cẩn thận hơn để đảm bảo hiệu quả cao nhất
Vì vậy, để đạt hiệu quả chỉnh nha cao nhất, an toàn và nhanh chóng bạn cần lưu ý khi niềng răng các vấn đề dưới đây.
1. Chăm sóc răng niềng đúng cách khi chỉnh nha
Chăm sóc răng đúng cách khi đeo mắc cài luôn là trăn trở của tất cả bệnh nhân niềng răng. Thực tế là chăm sóc răng khi đang niềng răng không khó như bạn hằng tưởng, chỉ cần một chút lưu ý nhỏ để có một hàm răng thật khỏe trong suốt quá trình niềng răng!
Chải răng thường xuyên
Tương tự như chăm sóc răng thông thường, chú ý làm sạch răng, mắc cài kỹ lưỡng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ để đảm bảo không còn thức ăn thừa dính trên răng hay mắc cài.
Vệ sinh kẽ răng và mắc cài
Đừng quên làm sạch các kẽ răng ít nhất một lần một ngày với chỉ nha khoa để làm sạch các thức ăn thừa. Các cây chải kẽ dùng cho bệnh nhân chỉnh nha có thể làm sạch hoàn toàn răng và các vùng quanh mắc cài
Sử dụng những sản phẩm dành riêng cho bệnh nhân chỉnh nha
Những sản phẩm vô cùng tiện lợi và hữu ích thích hợp cho răng đeo mắc cài không ngừng được sản xuất, bạn sẽ không còn phải “chật vật, khổ sở” vì dùng những sản phẩm không dành cho mình.
Thường xuyên thay bàn chải mới
Lông bàn chải dễ bị mòn do các mắc cài gây khó khăn cho việc vệ sinh răng.
Súc miệng nếu không có điều kiện chải răng
Không phải lúc nào điều kiện cũng thích hợp cho việc chải răng, lúc này, bạn nên súc miệng bằng nước súc miệng dành riêng cho bệnh nhân chỉnh nha, hoặc chí ít là súc nhiều lần bằng nước sạch.
Tự kiểm tra răng và mắc cài
Thường xuyên tự kiểm tra răng và các mắc cài khi đứng trước gương ở nơi đủ ánh sáng để chắc chắn không còn thức ăn thừa còn sót, cũng như không có bất kỳ hỏng hóc nào xảy ra với mắc cài và dây cung.
Cạo vôi răng định kỳ với bác sĩ nha khoa
Thông thường cần cạo vôi răng ít nhất 6 tháng/ 1 lần, đối với người chỉnh nha, thời gian này rút ngắn còn khoảng 3 tháng/ 1 lần, bạn có thể kết hợp tái khám chỉnh nha và cạo vôi răng trong 1 lần để tiết kiệm thời gian.
Nếu không chăm sóc đúng cách, không ai dám đảm bảo được khi hoàn tất niềng răng, bạn sẽ có một hàm răng đẹp và khỏe. Dù răng đã trở nên rất đều, bạn vẫn sẽ có thể mắc bệnh nướu hoặc bị sâu răng, tối thiểu là men răng bị ngả màu, không còn sáng bóng như trước.
2. Chế độ ăn uống cần lưu ý khi niềng răng
Niềng răng có ăn uống bình thường được không là sự lo lắng của nhiều người, bởi giai đoạn này cần cân bằng đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và tốt cho sức khỏe của răng nhằm đáp ứng kịp thời với sự thay đổi của cơ thể.
Ăn quá nhiều thực phẩm có đường có thể dẫn đến mảng bám tích tụ quanh khung, mắc cài niềng răng mà có thể gây ra ố màu răng, sâu men đốm trắng, lâu dài có thể làm hỏng răng của bạn.
Hạn chế tối đa các thực phẩm cứng, dẻo dính như bắp rang, bắp trái, nhai kẹo cao su, táo nguyên trái, cũng như các loại thực phẩm gây dính khác có khả năng làm hỏng mắc cài và dây cung.
Nên cắt nhỏ thức ăn thành các miếng vừa ăn, tránh gây áp lực nhiều cho răng khi nhai.
Hỏi nha sĩ về danh sách thực phẩm hạn chế khi bạn đang điều trị cũng là cách tốt góp phần thành công cho điều trị chỉnh nha.
3. Tái khám định kỳ
Bác sĩ sẽ là người lên lịch khám răng cho bạn trong suốt quá trình chỉnh nha, việc bạn cần làm là tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ theo dõi và có những điều chỉnh kịp thời. Tùy vào từng phương pháp niềng răng mà bác sĩ điều chỉnh lực kéo của mắc cài hoặc thay máng chỉnh nha cho bạn. Thông thường, niềng răng mắc cài cần nhiều thời gian thăm khám nha khoa hơn, trung bình khoảng 2 tuần/lần.
4. Xử lý một số vấn đề thường gặp trong quá trình chỉnh nha
Khi niềng răng mắc cài kim loại, có trường hợp bị kích ứng do dị ứng với kim loại. Vì vậy, trong những ngày đầu niềng răng nếu có biểu hiện bất thường bạn phải đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Trong thời gian chỉnh nha, răng sẽ dần dịch chuyển và làm lỏng mắc cài, đây là vấn đề thường gặp khi bạn niềng răng mắc cài. Ngoài ra, mắc cài có thể bung tuột hoặc bị vỡ do chải răng quá mạnh hoặc nhai những thức ăn cứng. Khi đó, bạn nên đến nha sĩ để được điều chỉnh lại mắc cài.
Trong trường hợp bạn niềng răng bằng khay niềng trong suốt, bạn sẽ không gặp phải những vấn đề trên. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý khi có những biểu hiện lạ để kịp thời điều trị.
5. Thói quen ảnh hưởng đến răng niềng
Thói quen hút thuốc cũng cần được lưu ý khi niềng răng, chúng sẽ khiến nướu và răng của bạn trở nên nhạy cảm và đổi màu men răng khiến răng có màu bị ố vàng sau khi niềng răng. Các thói quen khác như cắn bút, cắn móng tay có thể làm rơi mắc cài, thậm chí có thể làm sai lệch vị trí của răng.
6. Hoạt động thể thao khi niềng răng
Để niềng răng hoạt động tốt và không bị vỡ, bạn nên đeo hàm bảo vệ mỗi khi chơi thể thao. Trong trường hợp bạn đeo khay tháo lắp thì bạn nên tháo ra và cất chúng vào hộp đựng để tránh làm mất chúng. Các hoạt động chơi nhạc cụ hơi có thể ảnh hưởng đến niềng răng, vì vậy bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ tư vấn kỹ càng về trường hợp của bạn.
7. Đeo hàm duy trì
Sau khi quá trình chỉnh nha kết thúc, răng của bạn vẫn còn yếu và có thể di chuyển làm lệch vị trí đã điều chỉnh. Do đó, bạn cần đeo hàm duy trì để cố định các răng thêm trong một thời gian nữa, tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian cần đeo hàm duy trì.
Hy vọng những lưu ý sau khi niềng răng mà chúng tôi thông tin qua bài viết này, sẽ giúp bạn giữ được hàm răng đẹp và nụ cười tự tin. Để đạt được hiệu quả chỉnh nha cao nhất, bạn nên đến các nha khoa uy tín về niềng răng để được tư vấn và điều trị chỉnh nha.
Xem thêm: