Hoàng Hằng

Blog cá nhân chia sẻ mọi điều về công việc, cuộc sống và nhật ký của tôi.

Đau nhói buồng trứng trái là dấu hiệu của vấn đề gì?

Đau nhói buồng trứng trái xuất hiện liên tục, các cơn đau giống nhau và tần suất mỗi có dấu hiệu tăng. Tuyệt đối không được chủ quan, nguy cơ bị các bệnh buồng trứng rất cao.

Với phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản, đau nhói buồng trứng thường rất dễ bị nhầm lẫn với các cơn đau ở phần bụng dưới. Có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan đến hệ sinh sản như: mang thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, sảy thai, u nang buồng trứng hay bị bệnh u xơ tử cung,...

Không ít chị em vì chủ quan, để các cơn đau tăng dần cho đến khi các cơn đau được lặp lại liên tục và đau với cường độ mạnh hơn mới chịu đi khám tử cung, buồng trứng. Một vài trường hợp bị u nang nước buồng trứng không được điều trị kịp thời dẫn đến vỡ nang, xuất huyết buồng trứng, tệ hơn là gây ung thư có khả năng tử vong.

Về cơ bản, đau nhói buồng trứng trái có thể là dấu hiệu của các bệnh sau đây:

U nang buồng trứng trái

Đây là bệnh khi buồng trứng bên trái xuất hiện các khối u nang. Bên trong các khối u này là dịch màu trắng đục, nó có thể được bắt nguồn từ các mô trong buồng trứng.

Mặc dù hầu hết u nang buồng trứng trái đầu là khối u lành tính, chỉ khoang 3 - 10% trường hợp thuộc nhóm u ác tính và có nguy cơ gây ung thư.

Đối với u nang buồng trứng trái lành tính, trường hợp u nang nhỏ có thể tự tiêu hoặc uống thuốc để nang tự tiêu. Trường hợp nang kích thước lớn, phải tiến hành phẫu thuật bóc tách khỏi buồng trứng hoặc cắt bỏ buồng trứng đến tránh tái phát đối với bệnh nhân ngoài độ tuổi sinh sản.

Riêng trường hợp u nang ác tính, bác sĩ sẽ tiến hành thêm các kiểm tra sau đó mới xác định phác đồ điều trị cụ thể và hiệu quả nhất.

U nang buồng trứng - 1

Khối u buồng trứng trái

Các khối u có thể hình thành trong buồng trứng, giống như ở các bộ phận khác của cơ thể. Khối u có thể là không ung thư (lành tính) hoặc ung thư (ác tính), và khối u có thể gây đau buồng trứng phải hoặc đau buồng trứng bên trái hoặc cả hai bên.

Điều trị khối u buồng trứng trái có thể thực hiện bằng 03 phương pháp cơ bản sau đây:

  • Phẫu thuật nội soi
  • Hóa trị
  • Xạ trị
  • Lạc nội mạc tử cung

Đây là hiện tượng các mô trong lòng tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung và lấn ra ống dẫn trứng. Do phát triển không đúng vị trí nhưng vẫn hoạt động như các mô tử cung bình thường nên sẽ gây ra tình trạng các mô bị bong ra và chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt.

Các mô này sẽ ảnh hưởng đến ống dẫn trứng, buồng trứng, ruột hoặc các mô trong sàn chậu và gây ra đau đớn, hình thành mô sẹo và các túi chứa chất dịch khiến bạn khó mang thai.

U nang buồng trứng - 2

Viêm vùng chậu

Đây là bệnh do bị nhiễm trùng ở cổ tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Viêm vùng chậu có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu như để bệnh kéo dài hoặc không điều trị đúng cách như:

  • Vô sinh: vì bệnh có thể để lại sẹo trên ống dẫn trứng. Vết sẹo này nhiều khả năng sẽ gây tắc ống dẫn trứng và ngăn cản sự thụ tinh. Theo thống kê, cứ khoảng 10 bệnh nhân bị viêm vùng chậu thì sẽ có 1 bệnh nhân bị vô sinh.
  • Mang thai ngoài tử cung: Trứng sau khi được thụ tinh, trên đường di chuyển vào tử cung có khả năng bị chặn lại bởi các vết sẹo gây ra bởi viêm vùng chậu.
  • Đau xương chậu mãn tính: Bệnh có thể dẫn đến những cơn đau ở vùng chậu kéo dài trong nhiều năm.

Đau nhói buồng trứng trái ngoài là dấu hiệu của 04 loại bệnh lý cơ bản được nêu trên, đối với bệnh nhân đã tiến hành phẫu thuật, rất có thể các cơn đau do cá mảnh sót lại sau phẫu thuật buồng trứng gây nên.

Để xác định bệnh chính xác nhất, chị/em khi bị đau nhói buồng trứng nên đến các địa chỉ khám phụ khoa uy tín tại Tp. HCM nếu ở phía Nam hoặc bệnh viện địa phương để được điều trị hiệu quả nhất.

>>>> Xem thêm: