Đau buồng trứng bên trái là một trong những dấu hiệu của các bệnh lý phụ sản cụ thể là bệnh u nang buồng trứng.
Theo dõi các cơn đau ở khu vực buồng trứng trái xuất hiện liên tục và giống nhau từ 1 - 3 ngày, chị/em nên đến các cơ sở thăm khám để được kiểm tra chính xác nhất. Tránh những trường hợp chủ quan, tự uống các loại thuốc không kê đơn để giảm đau, dẫn đến các hệ lụy nguy hiểm, khó kiểm soát.
Một số nguyên nhân gây đau buồng trứng trái
Buồng trứng là hai tuyến nhỏ nằm ở hai bên của khung chậu dưới. Trong chu kỳ kinh nghiệp hoặc thay đổi nội tiết tố, chế độ sinh hoạt,... buồng trứng có thể dẫn đến các cơn đau tại buồng trứng. Cụ thể:
- Đau do rụng trứng: thông thường sẽ xảy ra vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt trung bình
- Đau do viêm nhiễm vùng chậu: có thể bị nhiễm trùng do sau khi sinh con, đặt vòng tránh thai, sảy thai, phá thai hoặc một thủ tục xâm lấn khác.
- Đau do xoắn buồng trứng: hiện tượng xoắn sẽ phổ biến khi có nang trên buồng trứng
- Đau do lạc nội mạc tử cung: sự phát triển bất thường của mô chịu tác động của chu kỳ kinh nguyệt nhưng lại ở bên ngoài tử cung.
- Đau do u nang buồng trứng: xuất hiện một túi chứa đầy chất lỏng phát triển tại buồng trứng. Giai đoạn đầu sẽ ko có triệu chứng, sau đó mới đau bụng phần buồng trứng trái và kèm theo một số dấu hiệu khác.
Hơn 55% bệnh nhân có dấu hiệu đau buồng trứng trái sau khi khám bị chẩn đoán u nang buồng trứng trái. Cũng giống với các dấu hiệu đau buồng trứng phải, đây là túi chứa đầy chất lỏng phát triển ở buồng trứng còn lại.
U nang buồng trứng trái có nguy hiểm không?
Phần lớn u nang buồng trứng trái đều là u lành, trong trường hợp u nhỏ không cần điều trị mà có thể tự tiêu bằng cách sử dụng thuốc hoặc thay đổi một số thói quen về ăn uống, sinh hoạt.
Trong trường hợp u nang buồng trứng trái đã phát triển với kích thước lớn, phải tiến hành các phương pháp khám chuyên sâu để xác định khối u có di căn hay không. Nếu bệnh được phát hiện kịp thời có thể phẫu thuật bóc tách mà không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên không được xử lý kịp hoặc chữa u nang buồng trứng không đúng cách có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản, thậm chí là tử vong.
Một số biến chứng thường gặp: u nang chèn ép các tạng xung quanh, xoắn nang buồng trứng, vỡ u nang buồng trứng (xuất huyết u nang), u thư buồng trứng,...
Các phương pháp chữa u nang buồng trứng trái
Tùy thuộc vào mức độ bệnh và tỷ lệ của phần u nang mà bác sĩ sẽ quyết định hình thức chữa trị khác nhau:
- Nang nhỏ, mới xuất hiện: có thể tự tiêu, chỉ cần uống thuốc hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt và cách vệ sinh phụ khoa
- Nang kích thước lớn: có thể mổ bóc tách giữ lại buồng trứng. Trường hợp ngoài độ tuổi sinh đẻ có thể cắt buồng trứng để nang không tái phát
- Trường hợp nang ác tính sẽ có phác đồ điều trị cụ thể để hạn chế di căn
>>>> Xem thêm: