Hoàng Hằng

Blog cá nhân chia sẻ mọi điều về công việc, cuộc sống và nhật ký của tôi.

Bệnh trầm cảm là gì? Dấu hiệu nhận biết cơ bản

Được xem là một trong những bệnh lý phổ biến ở thời hiện đại, trầm cảm đang mang lại nhiều rắc rối khó tháo gỡ. Vậy bệnh trầm cảm là gì và làm thế nào để nhận biết sớm nhất?

Cách đây khoảng 15 - 20 năm, bệnh trầm cảm rất ít được nhắc đến. Một phần do số người mắc không nhiều, một phần cũng do bị hạn chế trong tiếp nhận thông tin. Khoảng gần 2 thập kỷ trở lại đây, hầu hết diễn đàn về tâm sinh lý đều nhắc đến bệnh trầm cảm.

Một vài nghiên cứu cho thấy, trên thế giới hiện có hơn 350 triệu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm. Hậu quả nghiêm trọng nhất có thể xảy ra chính là hành vi tự sát. Tại Việt Nam, số người tự tử hàng năm lên tới 36.000-40.000 người, cao gấp 3-4 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông.

Đây quả là những con số đáng sợ. Bạn đã thực sự hiểu về căn bệnh này chưa?

Bệnh trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh trầm cảm hiện là căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới và đứng thứ hai trong gánh nặng bệnh lý toàn cầu, chỉ sau bệnh lý mạch vành.

Trầm cảm là một bệnh thuộc tâm thần học đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn gây nên do một yếu tố tâm lý nào nào tạo thành những biến đổi bất thường trong suy nghĩ hành vi tác phong.

Bệnh này phổ biến ở độ tuổi trưởng thành, từ 16 - 45 tuổi có nguy cơ mắc cao nhất. Thông thường phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao hơn nam giới gấp 2 lần. Theo WHO, mỗi năm có khoảng 850.000 người chết vì trầm cảm, tuy nhiên số người được chẩn đoán và điều trị kịp thời hiện chỉ chiếm khoảng 25%.

Bệnh trầm cảm là gì - 2

Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm

Do tâm lý chủ quan và không có kiến thức về bệnh trầm cảm, nhiều người đã để tình trạng trở nên tồi tệ, thậm chí để bệnh nặng đến mức không thể điều trị hoàn toàn.

Thông thường, người bị bệnh trầm cảm sẽ rất khó để phát hiện bệnh ngay từ đầu. Khoảng 2/3 trong số đó sẽ nhầm lẫn với các dấu hiệu của stress hoặc thay đổi nội tiết tố.

Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản của bệnh trầm cảm:

  • Mệt mỏi kéo dài, mất tập trung, thiếu năng lượng: Cảm giác mệt mỏi thường nặng hơn vào buổi sáng. Không còn hứng thú với việc gì. Thậm chí thường xuyên bực tức, khó chịu, mệt kiệt sức không có nguyên nhân.
  • Chán ăn, sụt cân (một số ít sẽ tăng cân đột ngột): phần lớn người trầm cảm sẽ không hứng thú với ăn uống, thường xuyên bỏ bữa. Một vài người sẽ bị cảm giác thèm ăn bất kỳ lúc nào, lấy việc ăn uống làm thứ che lấp.
  • Rối loạn giấc ngủ, thường xuyên gặp ác mộng: mất ngủ kéo dài, ngủ chập chờn hoặc thường xuyên lặp lại một vài cơn ác mộng gây áp lục lên thần kinh.
  • Mất hứng thú với sở thích của chính mình trước đó: bệnh nhân tự cho rằng họ đã mất hết các sở thích vốn có trước đây kể cả ham muốn tình dục.
  • Cảm giác vô dụng, tự ti và tội lỗi với mọi việc: luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, cảm giác tuyệt vọng không có lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai
  • Vẻ mặt u sầu, ánh mắt vô hồn, mệt mỏi nhiều ngày: người bệnh luôn mang theo sự buồn bã, chán nản, bi quan, mất hết niềm tin trong cuộc sống.
  • Thường xuyên nghĩ đến hành vi tự sát: đây là dấu hiệu nguy hiểm nhất và xác định mức độ bệnh trầm cảm đã quá nặng. Hãy tâm sự điều này với một ai đó mà bạn cho là có thể tin tưởng để họ giúp bạn tìm hướng giải quyết.

Ngoài những dấu hiệu về tâm lý vừa nêu trên, bệnh trầm cảm còn có một số dấu hiệu về sinh lý như: nhức đầu, mỏi vai gáy, hồi hộp trống ngực, đau nhức tay chân, đãng trí,...

Bệnh trầm cảm là gì - 3

Đừng nghĩ chỉ các bệnh lý trên cơ thể mới nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng. Trầm cảm sẽ nguy hiểm hơn gấp 2 - 3 lần, những người bị trầm cảm không kiểm soát được hành vi bản thân rất có thể sẽ làm hại đến những người xung quan do mất nhận thức hoặc ảo giác.

Nếu phát hiện bản thân hoặc người thân có những dấu hiệu nêu trên, hãy theo dõi kỹ và tìm đến bác sĩ tâm lý để được chẩn đoán và tư vấn đúng nhất.

>>>> Xem thêm: