Hoàng Hằng

Blog cá nhân chia sẻ mọi điều về công việc, cuộc sống và nhật ký của tôi.

Đồ ăn dành cho người mới làm răng

Sau khi làm răng sứ, niềng răng nhiều người thường quan tâm đến việc chăm sóc bộ răng của mình để luôn bền đẹp. Một trong những điều cần quan tâm chính là chế độ ăn uống trong lúc làm răng.

Vậy những thực phẩm nào nên ăn và không nên ăn khi đã làm răng sứ? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Đối với những người mới làm răng sứ

Những thực phẩm nên ăn

răng bọc sứ

Thời gian đầu khi mới bọc răng sứ, trong khoảng 24h đầu tiên đến 2 tháng tiếp theo răng còn khá yếu, chưa có sự liên kết, tích hợp tốt với xương và mô mềm trên cung hàm. Vì vậy trong thời gian này, bạn chỉ nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt, không cần phải nhai nhiều như súp, cháo, sữa, cơm nát, nước ép trái cây…

Sau đó, để răng khỏe mạnh, cứng chắc chúng ta nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi, flour có trong sữa không béo, pho mát, cá biển, đậu phụ, trứng, thịt nạc và rau xanh thẫm màu. Đồng thời, để giúp nướu khỏe mạnh, hồng hào, phòng ngừa các bệnh răng miệng bạn cũng cần tăng cường Vitamin C với cà chua, hoa quả có múi (cam, quýt, bưởi…), bông cải xanh…

Lưu ý rằng, bạn có thể ăn tất cả mọi loại thực phẩm tốt cho cơ thể cũng như sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên nên chọn thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt mà không cần phải nhai quá nhiều trong 24 – 72h đầu khi làm răng. Sau đó nếu răng ổn định, không có sự khó chịu, không ê buốt… thì có thể ăn uống, sinh hoạt như bình thường.

Những thực phẩm không nên ăn

Có thể bạn không biết, răng sứ có khả năng chịu lực ăn nhai tác động lớn hơn cả răng thật, tuy nhiên những trường hợp gãy vỡ, sứt mẻ răng sứ vẫn thường xuyên xảy ra làm giảm tuổi thọ của răng. Để tránh những trường hợp đó xảy ra, chúng ta nên tránh dùng thực phẩm quá cứng, tránh ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng như các thực phẩm, đồ uống có màu đậm.

răng bọc sứ không nên ăn

  • Thức ăn quá cứng: Ngay cả đối với răng thật cũng dễ dàng bị vỡ; nếu bạn cắn thức ăn quá cứng như xương, mía… Như vậy sau khi làm răng sứ bạn cần phải lưu ý hơn; không nên cắn thức ăn quá cứng.
  • Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh thông thường sẽ không tốt cho răng dù là răng thật; hay đã làm răng sứ. Trong trường hợp cơ địa nhạy cảm có thể làm cho bạn có cảm giác ê buốt. Đặc biệt nếu đã làm răng sứ thì nên hạn chế dùng. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy cơ địa mình tốt; khi ăn không bị ảnh hưởng gì thì có thể dùng nhé.
  • Thức ăn có nhiều phẩm màu: Phẩm màu hóa học ngoài việc không tốt cho răng còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Dù răng sứ thông thường sẽ không bị đổi màu nhiều như răng thật, tuy nhiên nhiên nếu bạn dùng thực phẩm có màu lâu ngày và với số lượng nhiều như cafe, nước trà (chè), hoặc hút thuốc là thì răng sẽ không còn được sáng bóng như lúc ban đầu nữa.
  • Không nên uống nhiều đồ uống có gas: Sau khi làm răng sứ bạn vẫn có thể uống thức uống có gas, tuy nhiên nên hạn chế bởi những đồ uống này có chứa nhiều axit, tăng nguy cơ làm hỏng men răng, nếu vệ sinh răng không đảm bảo sẽ khiến răng bị nhiễm khuẩn và sinh ra một số bệnh lý răng miệng khác.

Thậm chí, nếu bạn hút thuốc lá, thuốc lào… chúng tôi cũng khuyên bạn nên bỏ chúng, bởi răng sứ rất dễ bị ố màu, mất đi màu trắng sáng tự nhiên. Đồng thời bạn cũng nên lưu ý đến chế độ chăm sóc răng miệng như:

  • Đánh răng hàng ngày bằng bàn chải lông mềm 2 lần/ ngày/ sáng – tối. Chải với lực vừa phải, theo chiều từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài.
  • Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối loãng sau khi đánh răng.
  • Học cách sử dụng thêm chỉ tơ nha khoa để làm sạch cặn thức ăn còn đọng lại trên kẽ răng.
  • Bỏ hẳn việc dùng tăm xỉa răng, vì về lâu dài chúng sẽ gây thưa răng, tổn thương cho chân răng và nướu.

Gợi ý thực đơn theo ngày dành cho người mới làm răng sứ

Nếu bạn vẫn gặp khó khăn trong việc tìm câu trả lời cho câu hỏi mới làm răng nên ăn gì? Hãy xem những gợi ý về những bữa ăn đơn giản có thể có tác dụng tốt cho bạn hậu làm răng.

  • Bữa ăn sáng cho người mới làm răng: Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Sau khi làm răng, bạn có thể bắt đầu ngày mới với bột yến mạch, sữa chua và trứng. Những món ăn này sẽ làm nên bữa sáng tuyệt vời, đủ dưỡng chất cho bạn. Đồng thời, tất cả những món ăn này đều mềm và dễ ăn.
  • Bữa trưa phù hợp sau khi làm răng sứ: Đối với một bữa ăn trưa, bạn có thể xem xét ăn bánh mì mềm, phô mai, súp, cháo. Bạn có thể ăn các loại rau củ khoai tây, cà rốt, súp lơ,… nhưng hãy nhớ nấu mềm. Hoặc bạn có thể sử dụng máy xay sinh tố để làm sinh tố rau và trái cây. Hãy bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn uống của bạn để tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và giúp quá trình lành thương nhanh chóng.
  • Bữa tối sau khi mới làm răng: Khoai tây nghiền, cá thái nhỏ hoặc thịt mềm như thịt gà là lựa chọn tốt cho bạn vào bữa tối.

Lưu ý: Trên đây là những gợi ý về thực đơn ăn uống cho bạn sau khi mới làm răng. Bạn có thể quyết định chế độ ăn uống trong thời gian này sao cho phù hợp với nhu cầu ăn uống của mình. Nhưng dù bạn chọn ăn gì đi chăng nữa thì nên nhớ hãy uống nhiều nước và cho thực phẩm mềm ít nhất là trong 1 – 2 ngày đầu sau khi phẫu thuật. Và hãy có chế độ nghỉ ngơi lành mạnh, không nên thức quá khuya.

Đối với người mới niềng răng

Niềng răng có ăn uống bình thường được không? Câu trả lời là có, nhưng không phải gì cũng ăn được.

Nên ăn gì khi niềng răng?

Một tuần đầu sau khi niềng răng và khoảng 2,3 ngày sau mỗi lần bác sỹ kiểm tra, xiết răng, răng chịu lực tác động mạnh nên thường sẽ có cảm giác căng tức. Món ăn cho người sau niềng răng tốt nhất nên đảm bảo các yếu tố: mềm, lỏng, ít mảnh vụn và đủ dinh dưỡng. Có thể lựa chọn các thực phẩm, món ăn như sau:

  • Các thực phẩm nên được chế biến từ sữa như: phô mai, bơ mềm các loại bánh và sữa, sữa chua...
  • Các món ăn làm từ trứng vì trong trứng có Vitamin D rất tốt cho răng miệng.
  • Sử dụng các loại bánh mỳ, bánh ngọt xốp mềm không rắc hạt, vừa ngon miệng và bổ dưỡng, lại có lợi cho cơ thể, không lo ảnh hưởng đến quá trình nhai khi mới niềng răng.
  • Các thực phẩm xốp, mềm như: Ngũ cốc, các loại mì, cơm nấu chín mềm,
  • Thức ăn được nấu, ninh chín, mềm như cháo, súp, bún, phở,...

đồ ăn dạng lỏng

  • Thịt nên được chế biến cẩn thận, mềm, nhỏ như thịt băm viên, thịt hầm, thịt gia cầm và hải sản
  • Rau quả, các món luộc, hấp, đậu phụ, các món nghiền như khoai tây...
  • Trái cây: táo, chuối, nước ép trái cây, sinh tố, hoa quả
  • Có thể dùng thêm các loại kem, sữa, chocolate, các loại bánh như brownies, cookies mềm

Không nên ăn gì lúc niềng răng?

Không nên ăn các đồ ăn cứng bởi vì khi dùng những đồ ăn cứng, thì răng và hàm phải vận động mạnh để nghiền nát thức ăn, khi đó không chỉ làm đau răng, hàm mà cấu trúc hàm đang trong quá trình chuyển dịch do sự siết chặt sẽ ảnh hưởng theo hướng ngoài vùng kiểm soát của hàm răng, có thể làm cho khay niềng bị đứt hoặc bung ra.

Đối với các trường hợp đeo niềng, việc ăn uống cần phải thận trọng hơn và hoạt động ăn nhai cũng gặp khó khăn hơn so với bình thường. Do đó, người niềng răng luôn phải có chế độ ăn uống tỉ mỉ, chọn lựa những thực phẩm mềm và tốt cho răng miệng.

các món niềng răng không nên ăn

Thực hiện ăn uống theo tiêu chí ăn chậm nhai chậm và vệ sinh răng miệng một ngày từ 2 – 3 lần. Có một chế độ ăn tốt sẽ đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vừa giảm được các bệnh về đường tiêu hóa lại tập được cách ăn uống đảm bảo khoa học đầy đủ dinh dưỡng.

Khi thiếu chất vitamin thì sẽ khiến lợi dễ chảy máu. Đặc biệt nếu niềng răng khi chảy máu sẽ khó lành hơn bình thường.

Cũng cần lưu ý hạn chế các thực phẩm, đồ ăn dưới đây để tránh làm ảnh hưởng:

  • Các loại thức ăn dai và dẻo như bánh nếp, bánh dày, xôi chiên, bánh mì có vỏ dai cứng
  • Các thực phẩm giòn như bỏng ngô, khoai tây chiên, đồ chiên giòn
  • Những thực phẩm cứng, khó nhai, cần nhiều lực như như kẹo, đá viên, xương, sụn,...
  • Các món ăn cần phải nhai nhiều như bắp ngô luộc, táo, đùi – cánh gà
  • Các món ăn quá nóng như lẩu, canh nóng... hoặc quá lạnh như đá, kem,...

Gợi ý một số món ăn dành cho người niềng răng

  • Cháo là món ăn cho người niềng răng khá quen thuộc, đặc biệt trong giai đoạn đầu và những ngày đầu của chu trình niềng răng. Bởi trong những ngày đầu niềng răng, nhất là trong giai đoạn đặt thun tách kẽ và đeo mắc cài thì bạn hầu như là không ăn được bất cứ món ăn cứng nào. Bạn có thể chế biến các loại cháo với những hương vị khác nhau để tránh cảm giác nhàm chán khi nhìn thấy món ăn. Các loại cháo dinh dưỡng đơn giản mà bạn có thể tự tay chuẩn bị chỉ trong thời gian ngắn và dễ dàng, đầy đủ chất dinh dưỡng như: cháo gà, cháo thịt, cháo tôm, cháo rau củ,…
  • Bạn hoàn toàn có thể nấu súp để thay đổi khẩu vị hoặc làm thành món ăn phụ ăn kèm với cháo dinh dưỡng. Bạn có thể lựa chọn những món súp đơn giản, thơm ngon, dễ làm và đầy đủ dinh dưỡng như: súp ngô, súp yến, súp gà, súp rau củ,… Hoặc bạn cũng có thể tự tay chế biến cho mình những món ăn riêng biệt phù hợp với khẩu vị.
  • Rau, củ luộc cũng là món ăn cho người niềng răng không thể thiếu trong giai đoạn này. Mặc dù việc lựa chọn rau, củ, quả trong giai đoạn niềng răng này sẽ khiến bạn cảm giác khó chịu khi thức ăn mắc vào mắc cài nhưng đây là thực phẩm cung cấp đầy đủ dưỡng chất, hạn chế thiếu vitamin C gây nhiệt miệng, táo bón,…Ngoài ra nước ép hoa quả, rau củ còn được coi là cứu tinh cho những ai gặp khó khăn khi ăn uống. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn những loại hoa quả nhiều chất dinh dưỡng, không quá nhiều đường để đảm bảo hàm răng không bị nhiễm các bệnh lý sau khi niềng răng.

Hy vọng với những chia sẻ trên về chế độ ăn uống sau khi bọc răng sứ, bạn đã có thêm thông tin hữu ích để giữ hàm răng của mình thêm chắc khỏe và bền đẹp.

Xem thêm: