Hoàng Hằng

Blog cá nhân chia sẻ mọi điều về công việc, cuộc sống và nhật ký của tôi.

Niềng răng có ăn uống bình thường được không?

Niềng răng có ăn uống bình thường được không? Câu trả lời là có, nhưng không phải gì cũng ăn được.

Niềng răng là giải pháp hiện đại giúp khắc phục tình trạng răng hô, thưa, móm, khấp khểnh, lệch lạc… Phương pháp này phù hợp với mọi lứa tuổi, đây là xu hướng thẩm mỹ tự nhiên, không ảnh hưởng tới sức khỏe mang lại hàm răng đều đặn, thẳng tắp. Tuy nhiên vẫn có những bạn lo lắng vấn đề không biết niềng răng có ăn uống được bình thường được không? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

Niềng răng ăn uống bình thường được không?
Niềng răng là giải pháp hiện đại giúp khắc phục tình trạng răng hô, thưa, móm, khấp khểnh, lệch lạc…

2 thời điểm khó khăn gặp phải về ăn uống khi niềng răng

Giai đoạn sau khi vừa niềng răng 1- 2 tuần đầu

Sau khi bạn vừa gắn mắc cài và dây cung vào thân răng để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn trên cung hàm theo phác đồ chỉnh nha của bác sĩ. Chắc chắn lúc này răng bạn vẫn còn đau nhức, đồng thời do chưa quen với việc đeo niềng vì thế việc ăn uống gặp nhiều khó khăn hơn bình thường.

Bạn nên uống tìm những thực phẩm lỏng như sữa hay uống nước ép hoa quả, ăn cháo hoặc súp, nên chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể bạn nhé.

Bạn cần kiêng các đồ ăn cứng, đồ ăn dai, hoặc thức ăn có nhiều mảnh vụn, thức ăn dễ bám vào răng hoặc mắc cài, không nên sử dụng lực nhai quá mạnh để tránh làm lệch mắc cài và gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng của bạn.

Giai đoạn 1 – 3 ngày sau khi thay chun và dây cung theo định kỳ

Một tháng hoặc 6 tuần sau khi bạn niềng răng, lời khuyên là bạn cần đến phòng khám để bác sĩ thay thun và dây cung cho mình. Mỗi lần đụng chạm vào răng như vậy, bạn thường cảm thấy đau nhức và ê buốt răng, nên chắc chắn sẽ gặp một chút khó khăn về vấn đề ăn uống.

Tuy vậy, bạn không cần quá lo lắng bởi đây là dấu hiệu tích cực, đau là hiện tượng chứng tỏ răng có sự thay đổi và dịch chuyển răng rồi.

Qua 2 thời điểm trên bạn có thể ăn uống bình thường?

Mọi người thường lo lắng sau khi niềng răng bị đau nhức không thể ăn uống được, nhất là những bạn vốn đã gầy nhỏ.

Trên thực tế, mọi người niềng răng không gặp khó khăn nào về việc ăn uống khi qua 2 thời điểm trên nếu được niềng răng đúng cách.

Niềng răng có thể khiến bạn sụt cân từ 2 đến 6 kí – Điều này tùy thuộc vào cơ địa của từng người, có nhiều bạn bị sút cân, có bạn gần như không thay đổi về cân nặng trong suốt quá trình chỉnh nha.

Sau khi tháo niềng bạn có thể ăn uống “thoải mái hơn”

“Thoải mái” không chỉ theo nghĩa đen vì bạn được tháo mắc cài trong miệng. Mà, niềng răng là quá trình dịch chuyển những răng mọc lệch lạc về đúng vị trí “chuẩn” trên cung hàm, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt nhất cho bệnh nhân.

Vì vậy, bác sĩ thường khuyên nếu hàm răng của bạn đang gặp các vấn đề về khớp cắn, nên tiến hành chỉnh nha càng sớm càng tốt.

Chế độ ăn uống khi niềng răng

Với những trường hợp niềng răng không mắc cài thì việc ăn uống không quá khó khăn, tuy nhiên khách hàng vẫn phải đảm bảo không ăn những thực phẩm quá cứng hay quá dai để răng không phải vận động mạnh, tránh tình trạng cấu trúc hàm đang trong quá trình dịch chuyển sẽ bị ảnh hưởng theo hướng ngoài kiểm soát. Còn đối với những trường hợp niềng răng bằng mắc cài, việc ăn uống cần được chú trọng hơn, cần ăn những loại thức ăn mềm, tránh ăn thức ăn cứng và dai.

Những thực phẩm nên ăn khi niềng răng

Giai đoạn vừa mới đeo khí cụ niềng răng

Khi mới đeo niềng răng, bạn thường sẽ cảm thấy khó chịu và đau trong vài ngày đầu, từ đó khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn. Do đó, bạn nên lưu tâm đến chế độ ăn uống sao cho thoải mái nhất. Các loại thức ăn mềm, lỏng, nguội được ưu tiên, có thể bổ sung canxi bằng việc uống sữa hàng ngày.

Giai đoạn đã quen dần với khí cụ niềng răng

Khi niềng đã ổn định và bạn đã quen dần với các khí cụ niềng răng, răng không còn đau nhức hay khó chịu thì việc ăn uống cũng trở nên dễ dàng hơn. Lúc này, bạn cần duy trì ăn uống với thực đơn đầy đủ các nhóm chất như thông thường, xây dựng chế độ ăn khi niềng răng cần phải dựa trên các yếu tố: Mềm – Lỏng – Ít mảnh vụn – Đủ dinh dưỡng. Bạn có thể tham khảo những món ăn sau:

  • Cháo, súp, cơm mềm: Những món này chứa nhiều tinh bột với độ mềm, lỏng vừa đủ để không phải sử dụng lực nhai quá nhiều, tránh tác động nhiều lên mắc cài, giúp mắc cài giữ được sự chắc chắn và độ ổn định trên cung hàm.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua: Các thực phẩm này cung cấp đủ vitamin D, Canxi và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Rau xanh: Các loại rau mềm, không dai như mồng tơi, rau dền,… sẽ cung cấp chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
  • Uống sinh tố hoa quả hoặc hoa quả ép lấy nước: Các loại hoa quả chứa nhiều vitamin nên đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ chất. Để không phải dùng lực nhai, bạn có thể xay, ép hoa quả ra và uống trực tiếp.

Những thực phẩm nên ăn khi niềng răng
Những thực phẩm nên ăn khi niềng răng

Những thực phẩm nên kiêng khi niềng răng

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn khi niềng răng thì bạn cũng cần chú ý đến những thực phẩm nên kiêng để tránh làm ảnh hưởng đến các mắc cài trên răng cũng như tiến độ của việc chỉnh nha. Có thể kể đến các thực phẩm như:

  • Thức ăn quá cứng, dẻo, dính hoặc quá dai: Dạng thức ăn này đòi hỏi bạn phải dùng nhiều lực nhai, răng phải hoạt động nhiều khiến lực kéo răng bị sai lệch, mắc cài dễ bị bung sút.
  • Thực phẩm sậm màu: Răng niềng rất khó vệ sinh nên nếu ăn nhiều thực phẩm dễ bám đọng và tạo màu mà không vệ sinh kỹ lưỡng thì sẽ khiến cho răng bị đổi màu hay bị sâu.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường, chất tạo ngọt, acid: Những chất này sẽ góp phần làm bào mòn men răng, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng.

Những thực phẩm nên kiêng khi niềng răng
Những thực phẩm nên kiêng khi niềng răng

Như vậy, về cơ bản, chế độ ăn uống của người niềng răng không quá khác biệt so với một chế độ ăn thông thường. Quan trọng là cách mà bạn chế biến món ăn sao cho phù hợp và có những kiêng kị nhất định nhằm tránh làm tổn thương cấu trúc răng trong quá trình điều chỉnh. Ngoài ra, trong khi niềng răng, Khách hàng cũng cần đặc biệt lưu ý đến việc vệ sinh răng miệng.

Một số lưu ý chăm sóc răng miệng trong khi niềng

Chăm sóc răng miệng đúng cách
Chăm sóc răng miệng cũng rất quan trong trong quá trình niềng răng

  • Chải răng sạch sẽ sau mỗi lần ăn, đặc biệt là 2 buổi sáng - tối. Chú ý sử dụng các loại bàn chải lông mềm, đầu nhỏ để tránh tổn thương phần nướu, lợi hay khí cụ niềng răng.
  • Sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng chứa nhiều Fluoride để bảo vệ và làm răng chắc hơn trong suốt thời kỳ chỉnh nha. Bạn nên sử dụng nước súc miệng sau mỗi bữa ăn để lấy sạch các mảng bám.
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng thay vì tăm tre bởi chỉ nha khoa có thiết kế nhỏ, dai, có thể luồn lách vào các kẽ răng và mắc cài nên có thể làm sạch các mảng bám mà bàn chải không thể với tới.
  • Sử dụng sáp nha khoa để giảm đau khi đeo niềng, đồng thời giúp bảo vệ lợi và môi khỏi những ma sát do mắc cài gây ra.
  • Thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của các bác sĩ là điều bạn cần phải tuân thủ thực hiện nếu muốn có được một hàm răng đều, đẹp. Nếu có các vấn đề khó chịu xảy ra, các bác sĩ sẽ điều chỉnh kịp thời, xử lý nhanh chóng để giúp bạn sớm sở hữu được một hàm răng thẳng đều, đẹp mắt.

Hy vọng với những chia sẻ trên thì bạn đã biết được niềng răng bao lâu thì được ăn uống bình thường, đồng thời xây dựng được chế độ ăn uống và có cách vệ sinh răng miệng khi niềng hợp lý, khoa học.

Xem thêm: