Niềng răng ăn mì được không? Nên và không nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe răng miệng trong quá trình chỉnh nha?
Với sự phát triển của ngành nha khoa hiện nay thì niềng răng đang trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Niềng răng là phương pháp có thể bảo tồn được răng tối đa, không ảnh hưởng đến các mô mềm bên trong khoang miệng, không làm giảm tuổi thọ của răng. Bên cạnh đó, nhờ các khí cụ hiện đại mà quá trình niềng răng đã được rút ngắn hơn rất nhiều so với trước đây, mang đến kết quả bất ngờ.
Tuy nhiên trong khi niềng răng bạn sẽ gặp một số khó khăn khi ăn uống và câu hỏi mà nhiều người quan tâm là niềng răng có ăn uống bình thường được không, niềng răng ăn mì được không? Thông tin dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn.
Niềng răng ăn mì được không?
Niềng răng là giai đoạn bạn phải sử dụng các khí cụ nha khoa (mắc cài, dây, lò xò, thun,…) nhằm tạo lực tác động để nắn chỉnh, kéo các răng mọc lệch lạc, khấp khểnh, hô, móm, thưa,… về đúng vị trí thẩm mỹ và khớp cắn chuẩn nhất. Thời gian niềng răng tương đối dài, thông thường sẽ từ 1 -2 năm.
Khi mới gắn mắc cài trong vào ngày đầu, bạn sẽ có cảm giác cộm khi mắc cài vướng víu, đau xót do bộ khí cụ cọ xát vào má trong, nướu và lưỡi. Đặc biệt, lực căng kéo bắt đầu tác động lên răng và hàm nên cảm giác ê buốt, đau nhức là không thể tránh khỏi. Nhưng bạn yên tâm vì cảm giác khó chịu này sẽ biến mất sau vài ngày.
Những ngày đầu khi đeo niềng răng, bạn chưa thích nghi được việc ăn nhai và vệ sinh răng miệng còn gặp khó khăn. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân chỉ nên sử dụng các thức ăn dạng mềm, lỏng như cháo, súp, cơm mềm nát, sữa, sinh tố hoa quả… Những thực phẩm này cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể phục hồi và sinh hoạt bình thường. Tránh trường hợp ăn những loại thức ăn quá dai, cứng vì dễ bị bung, tuột các khí cụ, gây đau nhức. Ngoài ra, những thức ăn mà dễ bám dính cũng cần hạn chế, những loại thức ăn này sẽ gây khó khăn trong việc vệ sinh miệng.
Trong các thực phẩm trên thì mì cũng là thức ăn mềm, dễ ăn, không cần dùng quá nhiều lực dai, không dễ bám dính nên đạt các tiêu chuẩn về ăn uống. Vậy nên bạn có thể sử dụng mì để ăn khi niềng răng. Nhưng lưu ý đừng ăn quá nhiều mì gói vì dễ bị nóng, nổi mụn. Thi thoảng bạn chuyển qua ăn mì gạo, mì chũ… vừa mát và cũng có thể thay thế cơm.
Vì sao cần chú ý lựa chọn thực đơn cho người niềng răng?
Sau khi thực hiện ca niềng răng, các bộ phận như má, môi, lưỡi, nướu còn “lạ lẫm” với bộ khí cụ và chưa thể thích ứng được. Khi ăn nhai hoặc giao tiếp, bạn sẽ cảm thấy cộm, vướng víu, khó chịu.
Ngoài ra có thể cảm thấy đau, căng tức do dây cung và mắc cài tác động lực kéo, đầy lên các răng. Cảm giác này sẽ xuất hiện trong những ngày đeo niềng răng. Tuy nhiên, chỉ sau 1 vài tuần khi các bộ phận trong miệng đã quen với lực kéo của dây cung và các khí cụ, bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn bình thường. Cảm giác đau nhức, căng tức không còn nữa, hoạt động ăn nhai cũng dễ dàng hơn. Mức độ đau nhức sau khi niềng răng ở từng người là khác nhau, tùy vào cơ địa và độ nhạy cảm của răng. Những người có răng nhạy cảm hơn sẽ thấy đau nhức hơi ê. Cũng có nhiều người không hề trải qua cảm giác này.
Bạn sẽ được gắn mắc cài, dây cung hoặc đeo khay niềng trong suốt sau khi thực hiện ca niềng răng. Các khí cụ này sẽ tạo ra lực co kéo để điều chỉnh răng về đúng khớp cắn, giúp đạt được hiệu quả chỉnh nha như mong muốn. Do đó trong quá trình chỉnh nha này răng và hàm sẽ yếu hơn bình thường rất nhiều. Bởi vậy bên cạnh việc vệ sinh răng miệng đúng cách, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để hạn chế tối đa tổn thương cho răng, hàm.
Tiêu chí xây dựng thực đơn cho người niềng răng
Để sở hữu bộ răng đúng khớp cắn, thay đổi thẩm mỹ của gương mặt bạn cần xây dựng 1 thực đơn chuẩn cho người niềng răng. Dưới đây là một số tiêu chí cần tuân thủ:
- Các loại thực phẩm không quá cứng, mềm, vừa ăn, không quá dai là lựa chọn tốt nhất cho bạn trong suốt quá trình niềng răng chỉnh nha.
- Lựa chọn những thực phẩm ít cặn bã, hạn chế ăn thịt quá dai để tránh việc thức ăn bị giắt vào kẽ răng khiến quá trình vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có đường, nên lựa chọn các món ăn ít đường hoặc không đường để phòng ngừa tình trạng sâu răng.
- Tránh ăn nhai nhồm nhoàm vì răng và hàm phải dùng nhiều lực làm ảnh hưởng đến các khí cụ niềng răng.
Thời gian đầu chắc chắn việc ăn nhai của người niềng răng sẽ gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên bạn chỉ cần chú ý ăn uống các đồ mềm, kết hợp vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng này thì những cảm giác khó chịu sẽ nhanh chóng qua đi. Chúc bạn sớm có được hàm răng chuẩn đẹp như ý!
Xem thêm: