Hoàng Hằng

Blog cá nhân chia sẻ mọi điều về công việc, cuộc sống và nhật ký của tôi.

Quyền lợi người đứng tên sổ đỏ chung cư (quy định mới nhất)

Quyền lợi người đứng tên sổ đỏ chung cư có giống với quyền người đứng tên sổ đỏ đất hay không? Một sổ đỏ chung cư được đứng tên mấy người?

Chung cư là tài sản dạng bất động sản có giá trị cao, nên các thủ tục sang tên sổ đỏ và quyền lợi của người sở hữu rất được khách hàng và nhà đầu tư chú ý tìm hiểu trước khi mua.

Quyền của người đứng tên sổ đỏ chung cư

Căn cứ vào điều 10 Luật nhà ở 2014 ghi nhận về Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở bao gồm:

  • Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;
  • Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;
  • Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;
  • Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;
  • Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;

  • Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;
  • Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.”

(Trong đó, chủ sở hữu chung cư là: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài)

Quyền lợi người đứng tên sổ đỏ chung cư - 1

Sổ đỏ chung cư có thể đứng tên mấy người?

Theo quy định mới nhất của Luật đứng tên sổ đỏ, 1 sổ đỏ có thể đứng tên 1 hoặc nhiều người khác nhau. Các trường hợp đứng tên sổ đỏ chung cư thường gặp:

  • Sổ đỏ nhiều người cùng đứng tên: sổ đỏ phải ghi đầy đủ tên của tất cả những người có quyền sở hữu chung bất động sản đó và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận. (trừ trường hợp các đồng sở hữu đứng tên chung sổ đỏ yêu cầu chỉ cấp chung 1 giấy chứng nhận và trao cho một người người đại diện đứng tên sổ đỏ nắm giữ sổ, Các đồng sở hữu đứng tên sổ vẫn có quyền sử dụng, định đoạt ngang nhau theo thỏa thuận). Sổ đỏ chung cư sẽ được cấp theo thời gian pháp luật quy định, sau khi hoàn tất hợp đồng mua bán.
  • Sổ đỏ 2 người đứng tên là vợ chồng: sổ đỏ phải ghi đầy đủ tên 2 vợ chồng, quyền lợi 2 người sẽ giống nhau. Trong trường hợp sổ đỏ chung cư đứng tên 1 trong 2 người, nhưng chung cư là tài sản chung của vợ chồng thì quyền lợi của người còn lại cũng giống người đứng tên.
  • Sổ đỏ đứng tên 1 người: người đứng tên trên giấy chứng nhận theo nguyên tắc bất động sản thuộc sở hữu của 1 người thì ghi tên 1 người và có toàn quyền quyết định về tài sản đứng tên.

Quyền lợi người đứng tên sổ đỏ chung cư - 2

>>>> Xem thêm: