BĐS Bình Dương và Đồng Nai được xem là 2 thị trường tiềm năng ven Tp. HCM. Phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhiều nhà đầu tư đã đổ tiềm vào 2 khu vực này để tìm cơ hội làm giàu.
Sở hữu những thế mạnh riêng biệt, đặc điểm của 2 thị trường bất động sản này cũng khác nhau. Để đưa ra lựa chọn đầu tư ở thị trường nào tiềm năng hơn, buộc nhà đầu tư phải cân nhắc kỹ lưỡng. Đặc biệt, thời điểm mua bán sẽ quyết định rất lớn đến lợi nhuận và tính thanh khoản của nhà đất.
Nếu anh/chị đang có 500 triệu - 1 tỷ đồng và phân vân không biết nên mua đất Bình Dương hay mua đất Đồng Nai. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để có thể đưa ra quyết định chính xác hơn:
Đánh giá tiềm năng đầu tư BĐS Bình Dương 2021
Về vị trí địa lý
Bình Dương nắm giữ vị trí chiến lược ở cửa ngõ phía Bắc Tp. Hồ Chí Minh. Đây là tâm điểm giao thương của các tỉnh Đông Nam Bộ với khu vực Tây Nguyên. Sở hữu hàng loạt tuyến giao thông huyết mạch như: Quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á,... Bình Dương đã và đang là đô thị vệ tinh quan trọng bậc nhất của Tp. HCM.
Về kinh tế
Trong gần 1 thập kỷ nay, Bình Dương đã và đang thể hiện rõ rệt những bứt phá ngoạn mục về kinh tế - văn hóa - xã hội. UBND tỉnh đã chi hàng trăm ngàn tỷ đồng để triển khai các dự án cơ sở hạ tầng nhằm xây dựng nền tảng, thu hút đầu tư. Đặc biệt, tỉnh Bình Dương hiện đang sở hữu số lượng cụm và khu công nghiệp lớn nhất nhì khu vực phía Nam. Trong năm 2020, Bình Dương đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI, chỉ sau Tp. HCM và Hà Nội. Đây là minh chứng rõ ràng về vai trò và trị trí kinh tế của tỉnh đối với khu vực và toàn quốc.
5 năm trở lại đây, Bình Dương phát triển vượt trội. Không chỉ thực hiện hiệu quả chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư. Đây còn là một trong số các địa phương điển hình đón đầu làn sóng dịch chuyển thị trường của các doanh nghiệp trên thế giới. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp trong nước rót vốn đầu tư vào Bình Dương cũng không ngừng tăng nhanh.
Về xã hội
Tính đến năm 2021, Bình Dương có 4 thành phố trực thuộc tỉnh (Thành phố Mới Bình Dương, Tp. Thủ Dầu Một, Tp. Thuận An, Tp. Dĩ An) và 2 thị xã (TX. Bến Cát và Tx. Tân Uyên). Đây là số ít địa phương có số lượng thành phố trực thuộc tỉnh từ 2 trở lên ở phía Nam. Song song với việc phát triển quy hoạch tổng thể, từng địa phương đã có những bước tiến về đời sống xã hội.
Bình Dương vinh dự được trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Đô thị khoa học thế giới (WTA) và là thành viên của Diễn đàn Cộng đồng Thông minh thế giới (ICF). Bình Dương cũng là địa phương đầu tiên của Việt Nam được vinh danh là một trong 21 thành phố, khu vực có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu của thế giới (Smart21) trong 2 năm liên tục 2019 và 2020.
Mục tiêu đến năm 2030, Bình Dương sẽ trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, đến năm 2045 là đô thị thông minh của vùng và cả nước.
Đánh giá tiềm năng đầu tư BĐS Đồng Nai 2021
Về vị trí địa lý
Nằm ở phía Đông Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai là 1 trong 3 đô thị vệ tinh liền kề quan trọng của thành phố (gồm: Bình Dương, Đồng Nai, Long An).
Là một tỉnh cửa ngõ của vùng kinh tế Đông Nam Bộ, nằm trong tứ giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bà Rịa – Vũng Tàu - Đồng Nai. Từ nhiều năm nay, Đồng Nai được giao nhiều trọng trách lớn trong việc đóng góp, xây dựng kinh tế - xã hội khu vực.
Sở hữu vị trí đầu mối giao thông, trên địa bàn tỉnh hiện có 4 quốc lộ đi qua gồm: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51, Quốc lộ 20, Quốc lộ 56. Hiện tại, Đồng Nai đang xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành và vận hành nhiều hệ thống cầu cảng quy mô như: Khu cảng trên sông Đồng Nai,Khu cảng trên sông Nhà Bè – Lòng Tàu, và Khu cảng trên sông Thị Vải. Trong đó Khu cảng trên sông Đồng Nai gồm có các cảng là Cảng Đồng Nai, cảng SCTGAS-VN và cảng VTGAS (sử dụng bốc xếp hàng lỏng quy mô cho tàu 1000 DWT), Cảng tổng hợp Phú Hữu II, Cảng tại khu vực Tam Phước, Tam An,..
Về kinh tế
Nắm giữ nhiều thế mạnh lớn trong phát triển kinh tế, trong đó nổi bật là công nghiệp và nông nghiệp. Tính đến năm 2021, toàn tỉnh Đồng Nai có đến 63 cụm - khu công nghiệp đã và đang chuẩn bị đi vào hoạt động. Trong đó có 35 KCN quy mô được phân bổ đều toàn tình.
Liên tục ghi nhận những tính hiệu tích cực về kinh tế. Tỉnh Đồng Nai đang mở rộng phát triển mạnh về các huyện vùng ven phía Nam và Bắc.
Năm 2020, dù gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên kinh tế tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Theo Sở KH-ĐT, tổng huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2020 đạt trên 93.050 tỷ đồng (mục tiêu 90-91 ngàn tỷ đồng). Đồng thời, thu hút đầu tư trong nước năm 2020 đã đạt 29 ngàn tỷ đồng, đạt 290% kế hoạch năm, bằng 85% so với cùng kỳ, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 1,2 tỷ USD, đạt 120% so với kế hoạch năm, bằng 52% so với cùng kỳ. Một điểm sáng trong bức tranh kinh tế, đó là năm 2020 Đồng Nai vẫn ghi nhận mức xuất siêu khá lớn, với giá trị khoảng 4,3 tỷ USD.
Đồng Nai tiếp tục là tâm điểm của nhiều dự án trọng điểm tầm cỡ quốc gia. Một trong những dự án đó là việc thu hồi và bàn giao đất sạch để chuẩn bị thực hiện công tác khởi công dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
UBND tỉnh đã đặt ra một số chỉ tiêu về kinh tế - xã hội trọng tâm năm 2021:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng từ 8,5% trở lên so với năm 2020
- GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt khoảng 131,1 triệu đồng/người
- Kim ngạch xuất khẩu tăng 8,1-8,5% so với năm 2020
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 100,3 ngàn tỷ đồng
- Tổng thu ngân sách đạt dự toán được giao
Phấn đấu trong năm 2021 có thêm ít nhất 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, có 2-3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Về xã hội
Song song với mục tiêu phát triển kinh tế, giai đoạn 2021 - 2030 sẽ chứng kiến hàng loạt thay đổi lớn của tỉnh Đồng Nai.
- Xây dựng khu trung tâm hành chính mới
- Đưa Nhơn Trạch nhanh chóng trở thành thành phố mới ở khu vực phía Nam
- Đẩy mạnh phát triển bộ mặt đô thị các huyện phía Bắc
Trong giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh sẽ thực hiện các chỉ tiêu cụ thể gồm:Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn bình quân hằng năm hơn 8,5%; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 186 triệu đồng; tổng vốn đầu tư xã hội huy động trong năm năm là 500 nghìn tỷ đồng; thu ngân sách hằng năm đạt dự toán được giao; đến năm 2025 có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, năm huyện hoàn thành nông thôn mới nâng cao; 70% lao động được qua đào nghề; 95% dân số sử dụng bảo hiểm y tế; 90% dân số đô thị; 85% dân số nông thôn sử dụng nước sạch; phấn đấu hằng năm hơn 80% tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ và hơn 80% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Khu vực bán đất Bình Dương giá từ 500 triệu
Bất động sản Bình Dương giá rẻ dĩ nhiên cơ hội sẽ không còn nếu tìm mua ở các thành phố và thị trường đã phát triển lâu năm. Với tài chính ở mức 500 triệu đến 1 tỷ đồng, nhà đất vùng ven sẽ là lựa chọn hợp lý nhất.
Ngoài bất động sản tự do hoặc một vài mũi đầu tư vào đất nông nghiệp, đất rừng. Nhiều dự án đất nền phía Bắc tỉnh Bình Dương cũng đang mở ra cơ hội đầu tư lớn. Điển hình phải kể đến:
- Bất động sản Bàu Bàng
- Nhà đất huyện Phú Giáo
- Nhà đất Tx. Tân Uyên
- Bất động sản Tx. Bến Cát (tâm điểm là nhà đất trị trấn Mỹ Phước)
- ...
Khu vực bán đất Đồng Nai giá từ 500 triệu
Giá đất Đồng Nai được chia thành nhiều phân khúc khác nhau, tỷ lệ chênh lệch giữa các khu vực tương đối lớn. Trong đó, giá đất Tp. Biên Hòa có thể cao gấp 5 - 10 lần so với giá đất các huyện phía Bắc và phía Nam. Do sự chênh lệch này nên nhà đất ở mức giá từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/lô hầu hết nằm khá xa trung tâm thành phố.
Nếu mua đất giá rẻ Đồng Nai với mục đích đầu tư dài hạn, nên ưu tiên tìm hiểu khu vực phía Bắc. Nếu mua đất để lướt sóng, nên nắm bắt cơ hội khi thị trường phía Nam tỉnh Đồng Nai đang có nhiều biến động mạnh. Một trong những gợi ý đáng quan tâm nhất tại bất động sản Đồng Nai phải kể đến:
- Nhà đất Nhơn Trạch
- Nhà đất Long Thành
- Nhà đất Trảng Bom
Tiêu chí đưa ra lựa chọn đầu tư nhà đất thời điểm này
Mặc dù cả 2 thị trường đều được đánh giá rất cao về khả năng đầu tư bất động sản ở thời điểm hiện tại. Đối với các nhà đầu tư lớn, nên chia vốn đầu tư cho các khu vực tiềm năng ở cả 2 tỉnh. Thứ nhất là không để rủi ro khi “bỏ hết trứng vào một giỏ”, thứ 2 là không bỏ lỡ tiềm năng của bất kỳ thị trường nào, thứ 3 là một trong hai có thể là phương án dự phòng rủi ro.
Đối với các khách hàng, nhà đầu tư vốn thấp, chỉ được chọn 1 trong 2, nên ưu tiên nếu thị trường nào đạt nhiêu hơn số lượng tiêu chí sau đây:
- Thị trường có nhiều dự án cơ sở hạ tầng tác động lớn đến bất động sản
- Tăng trưởng ổn định trong 3 - 5 năm trở lại đây
- Tỷ lệ tăng giá nhà đất cao, trên 18%
- Khả năng thanh khoản tốt (nhìn vào lượng tìm kiếm nhà đất của khu vực)
- Giá cả nhà đất hợp lý, điều kiện cạnh tranh tốt
- Pháp lý nhà đất rõ ràng
- ...
Đánh giá một các khách quan khi nhìn lại sự phát triển của tỉnh Bình Dương và Đồng Nai trong 20 năm trở lại đây. Hoàn toàn có thể thấy, xuất phát điểm của Đồng Nai có vẻ như nhỉnh hơn nhiều do với Bình Dương. Với nền tảng kinh tế và cơ sở đã có sẵn từ trước, nếu phát triển đúng với tiềm lực, thời điểm hiện tại vị trí thứ 2 về kinh tế - xã hội sau Tp. Hồ Chí Minh tại khu vực Đông Nam Bộ phải chắc chắn nằm trong tay tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, hiện tại Bình Dương thể hiện là tỉnh đi sau nhưng lại có sức phát triển mạnh mẽ hơn. Nhiều chỉ số phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương vượt hẳn so với Đồng Nai.
Đơn cử khi nói đến chính sách phát triển diện mạo đô thị. Nếu như Đồng Nai khá chậm trễ trong việc giải ngân vốn đầu tư và thực hiện quy hoạch thì Bình Dương lại nhanh chóng, quyết liệt “nói là làm”. Chỉ trong chưa đến 2 thập chỉ, Bình Dương có thêm 3 thành phố trực thuộc tỉnh. Trong khi, chỉ một dự án phát triển đô thị mới Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai vẫn ì ạch kéo dài cho đến cuối năm 2019 mới có động thái.
Từ những thông tin vừa nêu trên, hy vọng anh/chị đã phần nào chắc chắn hơn cho quyết định đầu tư của mình.
Thời điểm hiện tại, do tình hình dịch bệnh, việc mua bán nhà đất và làm thủ tục pháp lý sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu mua đất dự án, anh/chị nên làm việc trực tiếp với chủ đầu tư để được hỗ trợ. Nếu mua nhà đất tự do, nên cân nhắc kỹ giá và tìm hiểu các quy định về đi lại, thủ tục hành chính của từng địa phương. Tránh trường hợp đặt cọc hoặc đã thanh toán một phần tiền nhưng không được làm thủ tục, dẫn đến chôn vốn ngay thời điểm nhạy cảm.
>>>> Xem thêm: